• Công ty TNHH sản xuất hóa chất T&T

    Muốn cải tiến - Phải đo lường

  • Giữa đại dịch Trung Quốc vẫn tăng đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam

    Việc Trung Quốc tăng đầu tư khiến ngành gỗ của Việt Nam thêm đau đầu về rủi ro thương mại, vốn đang chịu nhiều áp lực từ thị trường Mỹ. Hiện các doanh nghiệp FDI đóng góp gần một nửa kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam, nhưng sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc trong hoạt động xuất khẩu có thể dẫn đến những hệ lụy cho ngành gỗ.

     

    Rủi ro thương mại gỗ 

    Số liệu mới nhất của Tổ chức Viforest và các hiệp hội gỗ Việt Nam cho thấy Trung Quốc và Hongkong đang dẫn đầu các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020, với 12 dự án mới từ Trung Quốc và 10 dự án mới từ Hongkong, so với cùng kỳ năm 2019, số dự án mới giảm 28% và số vốn đầu tư giảm 69%. Quan ngại tiếp tục gia tăng trước những cảnh báo về Trung Quốc gia tăng mua cổ phần và tăng vốn trong các dự án gỗ tại Việt Nam. Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020 đã đứng đầu danh sách góp vốn mua cổ phần của các công ty FDI ngành gỗ, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái về số lượt mua cổ phần tại 38 dự án, đồng thời tăng quy mô vốn ở 15 dự án khác lên mức 28,1 triệu USD, trong khi Hongkong đã tăng vốn ở 3 dự án lên 16 triệu USD. Ông Trần Lê Huy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, cho biết: “Các dự án mới thường có quy mô nhỏ, tập trung vào những mặt hàng chứa rủi ro cao”. Xu hướng này, theo ông Huy, có thể còn tiếp tục khi tủ bếp và ghế sofa của Trung Quốc đang chịu mức thuế nhập khẩu, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp rất cao khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

    Trung Quốc là nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Mỹ, tính riêng nhóm đồ gỗ kim ngạch đã trên dưới 34 tỉ USD. Nhưng mức thuế mới của Mỹ đã kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2019 của Trung Quốc giảm 23% so với năm 2018. Trong các mặt hàng chủ lực của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, nhóm đồ gỗ (ghế ngồi, ghế sofa, nội thất phòng bếp và gỗ dán) chịu tác động lớn nhất. Kim ngạch nhập khẩu ghế ngồi chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng sản phẩm gỗ từ Trung Quốc vào Mỹ, với ghế sofa là mặt hàng quan trọng. Theo tính toán của Forest Trends dựa trên nguồn số liệu của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu ghế sofa từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm mạnh, từ gần 1,9 tỉ USD năm 2018 xuống còn gần 1,36 tỉ USD năm 2019, tương đương mức giảm 28%. Các mặt hàng nằm trong nhóm chi tiết ghế sofa cũng giảm mạnh, từ khoảng 1,7 tỉ USD năm 2018 xuống còn 1,2 tỉ USD năm 2019. Trong khi đó, giá trị kim ngạch nhập khẩu tủ bếp vào Mỹ giảm rất mạnh, từ 13,7 tỉ USD năm 2018 xuống dưới 9,7 tỉ USD năm 2019.

    Theo ông Huy, chính phủ Mỹ có thể áp dụng lệnh trừng phạt tương tự đối với các mặt hàng gỗ từ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này nếu các rủi ro này không được kiểm soát hiệu quả. Tính đến hết 2019 tổng số doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành gỗ là 966, với tổng vốn đăng ký gần 6,3 tỉ USD, đóng góp gần một nửa kim ngạch xuất khẩu, bao gồm Trung Quốc với 217 dự án, tổng vốn đầu tư 651,4 triệu USD.

    Đầu tư thực chất 

    Tổng cục Lâm nghiệp đưa dự báo giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 đạt khoảng 11,75 tỉ USD, giảm 6,6% so với mục tiêu tăng trưởng đề ra hồi đầu năm nay. Nhưng Covid-19 đã và đang có những tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp FDI Trung Quốc đầu tư vào ngành gỗ tại Việt Nam. Dịch bệnh và các chính sách hạn chế di chuyển cũng tác động trực tiếp đến lượng không nhỏ các nhà quản lý và lao động Trung Quốc làm việc tại các nhà máy ở Việt Nam, làm ảnh hưởng và gián đoạn hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các nhà máy này. Trong tương lai gần, với lợi thế địa lý có hệ thống cảng nước sâu phát triển, Việt Nam có thể trở thành điểm quan trọng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp gỗ nước ngoài trong đó có Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, nhưng GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cho rằng các bộ ngành liên quan và chính quyền địa phương cần xem xét, lựa chọn những dự án phù hợp với chiến lược phát triển của ngành gỗ Việt Nam.

    Why You Should Buy Your Wood This Summer | Amberglow FireplacesTheo ông Mại, FDI Trung Quốc vào Việt Nam do nhiều nguyên nhân trong bối cảnh nước này không còn là công xưởng sản xuất của thế giới. Giá thuê đất công nghiệp tại Trung Quốc đang tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Giá thuê đất công nghiệp tại Thượng Hải là 180 USD/m2, cao hơn các thành phố trong Đông Nam Á, trong đó Việt Nam chỉ ở mức 100-140 USD/m2. Giá nhân công tăng lên tại Trung Quốc cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển, theo ông Mại. IMA ASIA ước tính tiền lương ở Trung Quốc đã tăng từ 2,01 USD/giờ năm 2010 lên 3,9 USD/giờ năm 2016. Mức lương này tương đối cao nếu so sánh với tiền lương sản xuất trung bình ở Việt Nam, chỉ gần 1-1,4 USD/giờ. Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu lớn ở châu Á. Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết, các hiệp hội gỗ trong nước đang theo sát diễn biến dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào ngành gỗ, cho đây là yếu tố quan trọng để duy trì ổn định các thị trường xuất khẩu trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và Covid-19 tiếp tục gây tác động tiêu cực lên chuỗi cung ngành này.

    Theo ông Lập, Chính phủ và chính quyền các tỉnh, phải có chính sách để kiểm soát, không khuyến khích đầu tư vào các ngành hàng rủi ro cao, từ chối các dự án quy mô nhỏ dưới 5 triệu USD, có chế tài xử lý các doanh nghiệp Việt liên quan đến “đầu tư núp bóng’… Nhiều dự báo cũng cho thấy FDI từ Trung Quốc tới đây sẽ tiếp tục vào ngành gỗ của Việt Nam trong những tháng cuối năm và từ 2021, khi các doanh nghiệp nước này phục hồi sau đại dịch. Trên thực tế, nhóm hàng tăng trưởng mạnh nhất đi Mỹ cũng là nhóm tăng trưởng mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, nhóm doanh nghiệp tăng trưởng FDI cũng là nhóm doanh nghiệp tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ. Bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, cho rằng, thu hút các dự án FDI từ Trung Quốc cần tính đến câu chuyện “đầu tư thực chất” để giảm những bất lợi cho nền kinh tế và ngành gỗ. Theo bà Trang, các chính sách về thu hút FDI cũng cần được thiết kế xung quanh điều này, bởi vì tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu gỗ cao gần gấp ba lần tốc độ tăng xuất khẩu trung bình của các ngành khác của Việt Nam – một điều đáng mừng, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro khác khi tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ nghiêng về thị trường Mỹ. Đặc biệt, nếu thâm hụt thương mại Mỹ-Việt Nam lớn, các biện pháp hành động của phía Mỹ là rất đáng lo ngại.

    Ngành gỗ đề ra chiến lược mở rộng kim ngạch xuất khẩu khoảng 20 tỉ USD đến năm 2025. Để thu hút và tận dụng hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài, ông Lập cho rằng, Việt Nam cần thay đổi cơ chế chính sách nhằm tạo kết nối giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa và các bên liên quan khác trong chuỗi cung, giảm sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa nắm bắt cơ hội phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp FDI kết hợp với các hộ trồng rừng nhằm tạo nguồn cung gỗ đầu vào cho doanh nghiệp.

    Thanh Huyền  (Gỗ Việt số 127, tháng 10/2020)

    Giữa đại dịch Trung Quốc vẫn tăng đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam

    Việc Trung Quốc tăng đầu tư khiến ngành gỗ của Việt Nam thêm đau đầu về rủi ro thương mại, vốn đang chịu nhiều áp lực từ thị trường Mỹ. Hiện các doanh nghiệp FDI đóng góp gần một nửa kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam, nhưng sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc trong hoạt động xuất khẩu có thể dẫn đến những hệ lụy cho ngành gỗ.

     

    Rủi ro thương mại gỗ 

    Số liệu mới nhất của Tổ chức Viforest và các hiệp hội gỗ Việt Nam cho thấy Trung Quốc và Hongkong đang dẫn đầu các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020, với 12 dự án mới từ Trung Quốc và 10 dự án mới từ Hongkong, so với cùng kỳ năm 2019, số dự án mới giảm 28% và số vốn đầu tư giảm 69%. Quan ngại tiếp tục gia tăng trước những cảnh báo về Trung Quốc gia tăng mua cổ phần và tăng vốn trong các dự án gỗ tại Việt Nam. Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020 đã đứng đầu danh sách góp vốn mua cổ phần của các công ty FDI ngành gỗ, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái về số lượt mua cổ phần tại 38 dự án, đồng thời tăng quy mô vốn ở 15 dự án khác lên mức 28,1 triệu USD, trong khi Hongkong đã tăng vốn ở 3 dự án lên 16 triệu USD. Ông Trần Lê Huy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, cho biết: “Các dự án mới thường có quy mô nhỏ, tập trung vào những mặt hàng chứa rủi ro cao”. Xu hướng này, theo ông Huy, có thể còn tiếp tục khi tủ bếp và ghế sofa của Trung Quốc đang chịu mức thuế nhập khẩu, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp rất cao khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

    Trung Quốc là nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Mỹ, tính riêng nhóm đồ gỗ kim ngạch đã trên dưới 34 tỉ USD. Nhưng mức thuế mới của Mỹ đã kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2019 của Trung Quốc giảm 23% so với năm 2018. Trong các mặt hàng chủ lực của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, nhóm đồ gỗ (ghế ngồi, ghế sofa, nội thất phòng bếp và gỗ dán) chịu tác động lớn nhất. Kim ngạch nhập khẩu ghế ngồi chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng sản phẩm gỗ từ Trung Quốc vào Mỹ, với ghế sofa là mặt hàng quan trọng. Theo tính toán của Forest Trends dựa trên nguồn số liệu của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu ghế sofa từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm mạnh, từ gần 1,9 tỉ USD năm 2018 xuống còn gần 1,36 tỉ USD năm 2019, tương đương mức giảm 28%. Các mặt hàng nằm trong nhóm chi tiết ghế sofa cũng giảm mạnh, từ khoảng 1,7 tỉ USD năm 2018 xuống còn 1,2 tỉ USD năm 2019. Trong khi đó, giá trị kim ngạch nhập khẩu tủ bếp vào Mỹ giảm rất mạnh, từ 13,7 tỉ USD năm 2018 xuống dưới 9,7 tỉ USD năm 2019.

    Theo ông Huy, chính phủ Mỹ có thể áp dụng lệnh trừng phạt tương tự đối với các mặt hàng gỗ từ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này nếu các rủi ro này không được kiểm soát hiệu quả. Tính đến hết 2019 tổng số doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành gỗ là 966, với tổng vốn đăng ký gần 6,3 tỉ USD, đóng góp gần một nửa kim ngạch xuất khẩu, bao gồm Trung Quốc với 217 dự án, tổng vốn đầu tư 651,4 triệu USD.

    Đầu tư thực chất 

    Tổng cục Lâm nghiệp đưa dự báo giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 đạt khoảng 11,75 tỉ USD, giảm 6,6% so với mục tiêu tăng trưởng đề ra hồi đầu năm nay. Nhưng Covid-19 đã và đang có những tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp FDI Trung Quốc đầu tư vào ngành gỗ tại Việt Nam. Dịch bệnh và các chính sách hạn chế di chuyển cũng tác động trực tiếp đến lượng không nhỏ các nhà quản lý và lao động Trung Quốc làm việc tại các nhà máy ở Việt Nam, làm ảnh hưởng và gián đoạn hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các nhà máy này. Trong tương lai gần, với lợi thế địa lý có hệ thống cảng nước sâu phát triển, Việt Nam có thể trở thành điểm quan trọng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp gỗ nước ngoài trong đó có Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, nhưng GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cho rằng các bộ ngành liên quan và chính quyền địa phương cần xem xét, lựa chọn những dự án phù hợp với chiến lược phát triển của ngành gỗ Việt Nam.

    Why You Should Buy Your Wood This Summer | Amberglow FireplacesTheo ông Mại, FDI Trung Quốc vào Việt Nam do nhiều nguyên nhân trong bối cảnh nước này không còn là công xưởng sản xuất của thế giới. Giá thuê đất công nghiệp tại Trung Quốc đang tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Giá thuê đất công nghiệp tại Thượng Hải là 180 USD/m2, cao hơn các thành phố trong Đông Nam Á, trong đó Việt Nam chỉ ở mức 100-140 USD/m2. Giá nhân công tăng lên tại Trung Quốc cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển, theo ông Mại. IMA ASIA ước tính tiền lương ở Trung Quốc đã tăng từ 2,01 USD/giờ năm 2010 lên 3,9 USD/giờ năm 2016. Mức lương này tương đối cao nếu so sánh với tiền lương sản xuất trung bình ở Việt Nam, chỉ gần 1-1,4 USD/giờ. Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu lớn ở châu Á. Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết, các hiệp hội gỗ trong nước đang theo sát diễn biến dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào ngành gỗ, cho đây là yếu tố quan trọng để duy trì ổn định các thị trường xuất khẩu trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và Covid-19 tiếp tục gây tác động tiêu cực lên chuỗi cung ngành này.

    Theo ông Lập, Chính phủ và chính quyền các tỉnh, phải có chính sách để kiểm soát, không khuyến khích đầu tư vào các ngành hàng rủi ro cao, từ chối các dự án quy mô nhỏ dưới 5 triệu USD, có chế tài xử lý các doanh nghiệp Việt liên quan đến “đầu tư núp bóng’… Nhiều dự báo cũng cho thấy FDI từ Trung Quốc tới đây sẽ tiếp tục vào ngành gỗ của Việt Nam trong những tháng cuối năm và từ 2021, khi các doanh nghiệp nước này phục hồi sau đại dịch. Trên thực tế, nhóm hàng tăng trưởng mạnh nhất đi Mỹ cũng là nhóm tăng trưởng mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, nhóm doanh nghiệp tăng trưởng FDI cũng là nhóm doanh nghiệp tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ. Bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, cho rằng, thu hút các dự án FDI từ Trung Quốc cần tính đến câu chuyện “đầu tư thực chất” để giảm những bất lợi cho nền kinh tế và ngành gỗ. Theo bà Trang, các chính sách về thu hút FDI cũng cần được thiết kế xung quanh điều này, bởi vì tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu gỗ cao gần gấp ba lần tốc độ tăng xuất khẩu trung bình của các ngành khác của Việt Nam – một điều đáng mừng, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro khác khi tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ nghiêng về thị trường Mỹ. Đặc biệt, nếu thâm hụt thương mại Mỹ-Việt Nam lớn, các biện pháp hành động của phía Mỹ là rất đáng lo ngại.

    Ngành gỗ đề ra chiến lược mở rộng kim ngạch xuất khẩu khoảng 20 tỉ USD đến năm 2025. Để thu hút và tận dụng hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài, ông Lập cho rằng, Việt Nam cần thay đổi cơ chế chính sách nhằm tạo kết nối giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa và các bên liên quan khác trong chuỗi cung, giảm sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa nắm bắt cơ hội phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp FDI kết hợp với các hộ trồng rừng nhằm tạo nguồn cung gỗ đầu vào cho doanh nghiệp.

    Thanh Huyền  (Gỗ Việt số 127, tháng 10/2020)