• Công ty TNHH sản xuất hóa chất T&T

    Muốn cải tiến - Phải đo lường

  • Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán: Nên chăng tạo bộ tiêu chí xuất khẩu?

    Cuối cùng, điều mà Bộ Công thương và cả ngành gỗ không chờ đợi cũng xảy đến, đó là Bộ thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm gỗ dán của Việt Nam. Dù đã cảnh báo và thông tin liên tục tới các doanh nghiệp sản xuất gỗ dán trong nước nhưng khối lượng xuất khẩu gỗ dán vào thị trường Mỹ tăng đột biến lên tới 0,56 triệu m3, chiếm 12% tổng lượng nhập gỗ dán vào Mỹ, tăng 86% về lượng so với năm 2018. Giá trị xuất 0,36 tỉ USD, chiếm 13% tổng giá trị nhập gỗ dán vào Mỹ (tăng 68% giá trị) đã khiến cho những hoài nghi trở thành nghiêm trọng và Bộ thương mại Hoa Kỳ sẽ tiến hành điều tra trong vòng 300 ngày.

    Nhưng vấn đề còn lớn hơn khi Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất điều tra về mặt hàng gỗ dán của Việt Nam, vì trước đó, Ủy ban thương mại của Hàn Quốc (KTC) cũng đã chính thức ra quyết định điều tra đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Trong năm 2019, xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam sang Hàn Quốc trên 819,1 nghìn m3, chiếm 40% tổng lượng xuất khẩu.

    Xa hơn nữa, năm 2015, Bộ Kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ cũng chính thức điều tra mặt hàng này của Việt Nam. Ngày 28 tháng 10 năm 2016 Bộ này đã đưa ra quyết định cuối cùng về kết quả điều tra, theo đó, mức thuế 240 USD/m3 được áp dụng cho tất cả công ty không phản hồi thông tin cho cơ quan điều tra.

    Điều đó cho thấy, những rủi ro trong các vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá đối với các mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh ngành gỗ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới.

    Vấn đề là vì sao khả năng kiểm soát rủi ro của ngành gỗ dán trở nên phức tạp hơn trong khi lẽ ra nó cần phải được thực hiện tốt hơn nữa, vì theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Lâm nghiệp và dữ liệu khảo sát của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, năm 2019 cả nước có khoảng 115 doanh nghiệp tham gia sản xuất gỗ dán với tổng sản lượng trên 3,07 triệu m3/năm.

    Trong số doanh nghiệp này có 39 doanh nghiệp FDI, với sản lượng khoảng 868.600 m3/năm, và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020 Việt Nam tiếp nhận 35 dự án đầu tư mới trong ngành gỗ với số vốn 173,37 triệu USD, trong đó gỗ dán có 2 dự án với số vốn 14 triệu USD.

    Và Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về số dự án đầu tư mới vào mặt hàng gỗ dán tại Việt Nam, 29 dự án có tổng vốn đầu tư 150,87 triệu USD chiếm 55% tổng số dự án. Cần nhớ rằng, quyết định điều tra gỗ dán Việt Nam dựa  trên cáo buộc của Liên minh Thương mại Công bằng về Gỗ dán cứng Hoa Kỳ (Coalition for Fair Trade in Hardwood Plywood), khi liên minh này xác định rằng một số công ty nhập khẩu gỗ dán có nguồn quốc từ Trung Quốc vào Việt Nam, sau giai đoạn gia công, sơ chế, lắp ghép tại đây, và mặc dù chưa đáp ứng được điều kiện xuất xứ và nhãn mác của Việt Nam, các công ty này xin chứng nhận xuất xứ (CO) từ các cơ quan chức năng của Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm này dưới nhãn mác của Việt Nam vào thị trường này.

    Điều đó có nghĩa, khi vốn đầu tư của Trung Quốc đổ vào các dự án gỗ dán, các cơ quan quản lý có thể kiểm soát một cách chặt chẽ hơn và chi tiết hơn, để dẫn tới tình trạng này, có thể chúng ta đã lơ là và chưa thật sự sát sao trong từng khâu cụ thể.

    Theo đại diện của một doanh nghiệp sản xuất gỗ dán tại Bình Dương, tự bản thân các doanh nghiệp trong ngành cũng có thể biết được công ty nào có hành vi gian lận thương mại xuất xứ, chủ yếu là các doanh nghiệp Trung Quốc nhưng khi thông tin tới các Hiệp hội và cơ quan quản lý những đều không giải quyết được vấn đề.

    Đồng tình với ý kiến này, một doanh nghiệp khác cho biết, cần phải tạo ra một sân chơi cho các doanh nghiệp Việt Nam, ở đây là một liên minh các công ty có đủ điều kiện và tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu vào thị trường Mỹ hoặc Hàn Quốc. Nếu không có đủ những yếu tố kĩ thuật đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu thì không cho phép đầu tư vào ngành gỗ dán.

    Điều này giúp ích cho các cơ quan quản lý có thể kiểm soát tốt hơn nữa, vì nó không chỉ liên quan tới ngành gỗ dán mà còn tác động trực tiếp tới ngành công nghiệp gỗ trong nước, cũng như toàn bộ hệ thống thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam.

    Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản cho rằng, thị trường Mỹ còn có tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên, để kiểm soát được xuất xứ và tránh hành vi gian lận thương mại, lợi dụng ngành gỗ Việt Nam, có thể phân cấp chất lượng sản phẩm, tạo ra tiêu chí xuất khẩu để cấp CO cho doanh nghiệp xuất khẩu.

    Hai vụ khởi kiện gian lận thương mại gỗ dán Việt Nam từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc không còn là hồi chuông cảnh báo nữa, mà nó buộc các cơ quan quản lý và ngành gỗ cần mạnh mẽ hơn trong việc giảm rủi ro, đưa ngành sản xuất gỗ dán và các ngành sử dụng gỗ dán làm nguyên liệu đầu vào phát triển bền vững.

    Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán: Nên chăng tạo bộ tiêu chí xuất khẩu?

    Cuối cùng, điều mà Bộ Công thương và cả ngành gỗ không chờ đợi cũng xảy đến, đó là Bộ thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm gỗ dán của Việt Nam. Dù đã cảnh báo và thông tin liên tục tới các doanh nghiệp sản xuất gỗ dán trong nước nhưng khối lượng xuất khẩu gỗ dán vào thị trường Mỹ tăng đột biến lên tới 0,56 triệu m3, chiếm 12% tổng lượng nhập gỗ dán vào Mỹ, tăng 86% về lượng so với năm 2018. Giá trị xuất 0,36 tỉ USD, chiếm 13% tổng giá trị nhập gỗ dán vào Mỹ (tăng 68% giá trị) đã khiến cho những hoài nghi trở thành nghiêm trọng và Bộ thương mại Hoa Kỳ sẽ tiến hành điều tra trong vòng 300 ngày.

    Nhưng vấn đề còn lớn hơn khi Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất điều tra về mặt hàng gỗ dán của Việt Nam, vì trước đó, Ủy ban thương mại của Hàn Quốc (KTC) cũng đã chính thức ra quyết định điều tra đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Trong năm 2019, xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam sang Hàn Quốc trên 819,1 nghìn m3, chiếm 40% tổng lượng xuất khẩu.

    Xa hơn nữa, năm 2015, Bộ Kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ cũng chính thức điều tra mặt hàng này của Việt Nam. Ngày 28 tháng 10 năm 2016 Bộ này đã đưa ra quyết định cuối cùng về kết quả điều tra, theo đó, mức thuế 240 USD/m3 được áp dụng cho tất cả công ty không phản hồi thông tin cho cơ quan điều tra.

    Điều đó cho thấy, những rủi ro trong các vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá đối với các mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh ngành gỗ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới.

    Vấn đề là vì sao khả năng kiểm soát rủi ro của ngành gỗ dán trở nên phức tạp hơn trong khi lẽ ra nó cần phải được thực hiện tốt hơn nữa, vì theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Lâm nghiệp và dữ liệu khảo sát của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, năm 2019 cả nước có khoảng 115 doanh nghiệp tham gia sản xuất gỗ dán với tổng sản lượng trên 3,07 triệu m3/năm.

    Trong số doanh nghiệp này có 39 doanh nghiệp FDI, với sản lượng khoảng 868.600 m3/năm, và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020 Việt Nam tiếp nhận 35 dự án đầu tư mới trong ngành gỗ với số vốn 173,37 triệu USD, trong đó gỗ dán có 2 dự án với số vốn 14 triệu USD.

    Và Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về số dự án đầu tư mới vào mặt hàng gỗ dán tại Việt Nam, 29 dự án có tổng vốn đầu tư 150,87 triệu USD chiếm 55% tổng số dự án. Cần nhớ rằng, quyết định điều tra gỗ dán Việt Nam dựa  trên cáo buộc của Liên minh Thương mại Công bằng về Gỗ dán cứng Hoa Kỳ (Coalition for Fair Trade in Hardwood Plywood), khi liên minh này xác định rằng một số công ty nhập khẩu gỗ dán có nguồn quốc từ Trung Quốc vào Việt Nam, sau giai đoạn gia công, sơ chế, lắp ghép tại đây, và mặc dù chưa đáp ứng được điều kiện xuất xứ và nhãn mác của Việt Nam, các công ty này xin chứng nhận xuất xứ (CO) từ các cơ quan chức năng của Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm này dưới nhãn mác của Việt Nam vào thị trường này.

    Điều đó có nghĩa, khi vốn đầu tư của Trung Quốc đổ vào các dự án gỗ dán, các cơ quan quản lý có thể kiểm soát một cách chặt chẽ hơn và chi tiết hơn, để dẫn tới tình trạng này, có thể chúng ta đã lơ là và chưa thật sự sát sao trong từng khâu cụ thể.

    Theo đại diện của một doanh nghiệp sản xuất gỗ dán tại Bình Dương, tự bản thân các doanh nghiệp trong ngành cũng có thể biết được công ty nào có hành vi gian lận thương mại xuất xứ, chủ yếu là các doanh nghiệp Trung Quốc nhưng khi thông tin tới các Hiệp hội và cơ quan quản lý những đều không giải quyết được vấn đề.

    Đồng tình với ý kiến này, một doanh nghiệp khác cho biết, cần phải tạo ra một sân chơi cho các doanh nghiệp Việt Nam, ở đây là một liên minh các công ty có đủ điều kiện và tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu vào thị trường Mỹ hoặc Hàn Quốc. Nếu không có đủ những yếu tố kĩ thuật đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu thì không cho phép đầu tư vào ngành gỗ dán.

    Điều này giúp ích cho các cơ quan quản lý có thể kiểm soát tốt hơn nữa, vì nó không chỉ liên quan tới ngành gỗ dán mà còn tác động trực tiếp tới ngành công nghiệp gỗ trong nước, cũng như toàn bộ hệ thống thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam.

    Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản cho rằng, thị trường Mỹ còn có tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên, để kiểm soát được xuất xứ và tránh hành vi gian lận thương mại, lợi dụng ngành gỗ Việt Nam, có thể phân cấp chất lượng sản phẩm, tạo ra tiêu chí xuất khẩu để cấp CO cho doanh nghiệp xuất khẩu.

    Hai vụ khởi kiện gian lận thương mại gỗ dán Việt Nam từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc không còn là hồi chuông cảnh báo nữa, mà nó buộc các cơ quan quản lý và ngành gỗ cần mạnh mẽ hơn trong việc giảm rủi ro, đưa ngành sản xuất gỗ dán và các ngành sử dụng gỗ dán làm nguyên liệu đầu vào phát triển bền vững.