• Công ty TNHH sản xuất hóa chất T&T

    Muốn cải tiến - Phải đo lường

  • Doanh nghiệp chế biến gỗ ‘nói không’ với gỗ bất hợp pháp

    11/2020 

    Doanh nghiệp chế biến gỗ 'nói không' với gỗ bất hợp pháp

    (TBKTSG Online) – Chiều ngày 9-11, các hiệp hội, hội ngành gỗ đã cùng ký cam kết thúc đẩy sự phát triển ngành gỗ theo hướng phát triển bền vững, kiên quyết không sử dụng nguồn gỗ bất hợp pháp.

     

    Một trong những hành động cụ thể hóa cam kết này là sự ra đời của Qũy “Việt Nam xanh” nhằm xây dựng hình ảnh nhân văn của ngành kinh tế chế biến gỗ, gắn sự phát triển của ngành với lợi ích và phát triển của cộng đồng.

     

    Chia sẻ tại buổi ký kết nêu trên, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), cho rằng hậu quả của đợt thiên tai ở miền Trung vừa qua là hậu quả của cách con người ứng xử với thiên nhiên.

    “Nghị trường Quốc hội và xã hội đang nóng bởi những cuộc tranh luận về nguyên nhân gây ra lũ lụt, lở đất. Các nguyên nhân được nêu tên bao gồm thủy điện, chuyển đổi rừng sang cây công nghiệp, gỗ lậu, phát triển rừng trồng, quản lý lâm nghiệp chưa hiệu quả…”, ông Lập nói.

    Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Binh Dinh), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Thanh Hóa (THVIFORES), Chi hội Gỗ dán, và Chi hội Dăm gỗ đã thống nhất ký cam kết nói trên.

    Chia sẻ với bàn con vùng lũ, các Hiệp hội của ngành cũng đã và sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn cứu trợ tại các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, theo ông Lập, không thể cứ mãi khắc phục các hậu quả bão lũ bằng lòng tốt như một đại biểu quốc hội nói.

    “Điều chúng ta cần làm là thay đổi cách ứng xử của chúng ta, bao gồm cộng đồng doanh nghiệp trong ngành nói riêng và toàn xã hội nói riêng, với thiên nhiên, đặc biệt với tài nguyên rừng tại Việt Nam hiện nay”, ông Lập nhấn mạnh.

    Mặc dù vậy, người đứng đầu VIFOREST lưu ý, hầu hết hoạt động của các doanh nghiệp thuộc các Hiệp hội (cùng ký cam kết ở đây-PV) không phải là nguyên nhân gây ra mất rừng và suy thoái rừng.

    “Sản phẩm của chúng ta sử dụng gỗ rừng trồng, gỗ nhập khẩu từ nguồn rủi ro thấp. Chúng ta không trực tiếp là những người gây ra các hậu quả tiêu cực về lũ lụt, lở đất”, ông Lập khẳng định.

    Tuy nhiên, ông Lập cho rằng: “Chúng ta có vai trò gián tiếp. Hàng năm, nguồn gỗ tự nhiên, bao gồm cả nguồn gỗ khai thác lậu và gỗ nhập khẩu rủi ro cao vẫn được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, bao gồm các loại gỗ quý vẫn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ những người lắm tiền nhiều của, những người muốn phô trương”.

    Theo ông, các hiệp hội, hội của ngành chưa dành mối quan tâm thích đáng cho thị trường nội địa. “Chúng ta chưa thực sự quan tâm tới nguồn tài nguyên rừng trong nước, đặc biệt là các diện tích rừng tự nhiên còn sót lại. Chúng ta bỏ qua sự mất mát to lớn của nguồn đa dạng sinh học,… Điều này đã và đang tiếp tục làm cho hình ảnh của ngành gỗ chúng ta trở nên xấu xí trong mắt nhiều người dân”.

    “Chúng ta có một phần trách nhiệm tạo ra hình ảnh này. Do vậy chúng ta có trách nhiệm phải thay đổi hình ảnh này. Các doanh nghiệp trong ngành cần đồng lòng hỗ trợ xây dựng một ngành gỗ có trách nhiệm, một ngành lâm nghiệp bền vững”, người đứng đầu VIFOREST nói.

    Việc ký Cam kết phát triển ngành gỗ Việt Nam bền vững và có trách nhiệm là thể hiện trách nhiệm của các hiệp hội và những doanh nghiệp hoạt động trong ngành này.

    Các Hiệp hội gỗ và chi Hội ký cam kết phát triển ngành gỗ Việt Nam bền vững và có trách nhiệm 

    Các cam kết thể hiện trách nhiệm của ngành với sự phát triển của ngành và với cộng đồng bao gồm tuân thủ nghiêm pháp luật của nhà nước để đảm bảo toàn bộ các hoạt động trong các khâu nhập khẩu, xuất khẩu, khai thác, vận chuyển, mua bán, chế biến gỗ là hợp pháp.

    Các Hiệp hội ủng hộ Chính phủ trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát nguồn gỗ nhập khẩu, đặc biệt là gỗ nhiệt đới từ các nước lân cận và từ châu Phi, được nhập khẩu vào Việt Nam từ các khu vực địa lý rủi ro và loài rủi ro.

    Tất cả các thành viên của các Hiệp hội và hội này được yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt về Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS) của Chính phủ để đảm bảo toàn bộ các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, khai thác, vận chuyển, mua bán, chế biến gỗ được thực thi hợp pháp.

    Các thành viên tuyệt đối không sử dụng gỗ nhiệt đới, đặc biệt từ nguồn châu Phi, Lào và Campuchia để làm các sản phẩm xuất khẩu. Các Hiệp hội kêu gọi các doanh nghiệp thành viên sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng, và gỗ nhập khẩu từ vùng địa lý tích cực và loài không rủi ro.

    Việc thúc đẩy phát triển thị trường nội địa theo hướng sử dụng gỗ có trách nhiệm, minh bạch thông tin chuỗi cung, chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào là gỗ nhiệt đới nhập khẩu sang gỗ rừng trồng cũng được các hiệp hội va hội đưa vào cam kết này.

    Đáng chú, các hiệp hội và hội cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ các hành vi gian lận thương mại và đầu tư trong ngành.

    Nguyên liệu gỗ sản xuất, xuất khẩu đều hợp pháp

    Ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam đã trở thành một ngành quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn về khía cạnh xã hội và môi trường từ nhiều năm qua. Dù bị ảnh hưởng Covid-19 nhưng dự kiến kim ngạch xuất khẩu của ngành khi kết thúc năm 2020 vẫn đạt mục tiêu đề ra là 12,5 tỉ đô la Mỹ.

    Tuy nhiên, cách nhìn chung của cộng đồng về ngành chưa tương hợp, khi cho rằng sự phát triển của ngành gắn liền với suy giảm trữ lượng rừng, gây nhiều hệ lụy về môi trường lẫn xã hội, là nguyên nhân chủ yếu của những biến cố thiên tai, lũ lụt nặng nề vừa qua.

    Trên thực tế, cách hiểu này theo lãnh đạo VIFOREST là không còn đúng. Nhiều năm nay, ngành gỗ Việt Nam đã sử dụng gỗ nguyên liệu được khai thác từ rừng trồng để đưa vào sản xuất, chế biến xuất khẩu, phù hợp với nhu cầu và xu hướng tại các thị trường xuất khẩu chính Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,….

    Theo ông Lập, hầu hết các thị trường này có quy định ngặt nghèo về nguồn gốc gỗ, tính hợp pháp của gỗ. Người tiêu dùng tại các thị trường này không chấp nhận các sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, đặc biệt là các loài gỗ nhiệt đới, gỗ quý.

    Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam cũng sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Mỹ, châu Âu, Úc, Canada, NewZeland… Đây hầu hết là các nước có nền lâm nghiệp phát triển, rừng được trồng, quản lý và khai thác bền vững.

    Những cam kết nói trên theo đại diện các hiệp hội cũng là nhằm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật của Việt Nam, của các quốc gia cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam và của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm gỗ từ Việt Nam.

    Điều này cũng nhằm thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký liên quan đến phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm Công ước về Buôn bán quốc tế đối với các loài nguy cấp (CITES) và Hiệp định Đối tác Tự nguyện VPA/FLEGT.

    Cam kết của các hiệp hội này cũng nhằm thể hiện trách nhiệm xã hội, môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh; giảm thiểu và loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng và nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

    Thành lập Qũy “Việt Nam xanh”

    Để triển khai các hoạt động trong cam kết trên, các hiệp hội hình thành Qũy “Việt Nam Xanh” với sứ mệnh thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về ngành gỗ thông qua các hoạt động cụ thể mà Quỹ tài trợ.

    Đồng thời sự vận hành của Quỹ trong tương lai cũng thể hiện trách nhiệm và cam kết của cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, hoạt động sản xuất và thương mại hợp pháp, bền vững về mặt lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội. Nguồn kinh phí của Qũy Việt Nam xanh được vận động từ đóng góp của trực tiếp các doanh nghiệp trong ngành gỗ, và từ các nguồn tại trợ khác.

    Các mảng hoạt động ưu tiên của Quỹ bao gồm các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng nguồn tài nguyên sinh học. Thông qua đó, Qũy sẽ hỗ trợ các hoạt động phát triển sinh kế cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia bảo vệ rừng.

    Qũy Việt Nam xanh sẽ thúc đẩy các kết nối giữa các hộ sản xuất đồ gỗ tại các làng nghề gỗ và các doanh nghiệp trong ngành, mở rộng thị trường, thúc đẩy việc chuyển đổi các loại gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ quý nhập khẩu sang các loại gỗ rừng trồng, sản phẩm gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu từ các nguồn rủi ro thấp.

    Theo Lê Hoàng – TBKTSG Online

    Doanh nghiệp chế biến gỗ ‘nói không’ với gỗ bất hợp pháp

    11/2020 

    Doanh nghiệp chế biến gỗ 'nói không' với gỗ bất hợp pháp

    (TBKTSG Online) – Chiều ngày 9-11, các hiệp hội, hội ngành gỗ đã cùng ký cam kết thúc đẩy sự phát triển ngành gỗ theo hướng phát triển bền vững, kiên quyết không sử dụng nguồn gỗ bất hợp pháp.

     

    Một trong những hành động cụ thể hóa cam kết này là sự ra đời của Qũy “Việt Nam xanh” nhằm xây dựng hình ảnh nhân văn của ngành kinh tế chế biến gỗ, gắn sự phát triển của ngành với lợi ích và phát triển của cộng đồng.

     

    Chia sẻ tại buổi ký kết nêu trên, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), cho rằng hậu quả của đợt thiên tai ở miền Trung vừa qua là hậu quả của cách con người ứng xử với thiên nhiên.

    “Nghị trường Quốc hội và xã hội đang nóng bởi những cuộc tranh luận về nguyên nhân gây ra lũ lụt, lở đất. Các nguyên nhân được nêu tên bao gồm thủy điện, chuyển đổi rừng sang cây công nghiệp, gỗ lậu, phát triển rừng trồng, quản lý lâm nghiệp chưa hiệu quả…”, ông Lập nói.

    Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Binh Dinh), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Thanh Hóa (THVIFORES), Chi hội Gỗ dán, và Chi hội Dăm gỗ đã thống nhất ký cam kết nói trên.

    Chia sẻ với bàn con vùng lũ, các Hiệp hội của ngành cũng đã và sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn cứu trợ tại các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, theo ông Lập, không thể cứ mãi khắc phục các hậu quả bão lũ bằng lòng tốt như một đại biểu quốc hội nói.

    “Điều chúng ta cần làm là thay đổi cách ứng xử của chúng ta, bao gồm cộng đồng doanh nghiệp trong ngành nói riêng và toàn xã hội nói riêng, với thiên nhiên, đặc biệt với tài nguyên rừng tại Việt Nam hiện nay”, ông Lập nhấn mạnh.

    Mặc dù vậy, người đứng đầu VIFOREST lưu ý, hầu hết hoạt động của các doanh nghiệp thuộc các Hiệp hội (cùng ký cam kết ở đây-PV) không phải là nguyên nhân gây ra mất rừng và suy thoái rừng.

    “Sản phẩm của chúng ta sử dụng gỗ rừng trồng, gỗ nhập khẩu từ nguồn rủi ro thấp. Chúng ta không trực tiếp là những người gây ra các hậu quả tiêu cực về lũ lụt, lở đất”, ông Lập khẳng định.

    Tuy nhiên, ông Lập cho rằng: “Chúng ta có vai trò gián tiếp. Hàng năm, nguồn gỗ tự nhiên, bao gồm cả nguồn gỗ khai thác lậu và gỗ nhập khẩu rủi ro cao vẫn được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, bao gồm các loại gỗ quý vẫn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ những người lắm tiền nhiều của, những người muốn phô trương”.

    Theo ông, các hiệp hội, hội của ngành chưa dành mối quan tâm thích đáng cho thị trường nội địa. “Chúng ta chưa thực sự quan tâm tới nguồn tài nguyên rừng trong nước, đặc biệt là các diện tích rừng tự nhiên còn sót lại. Chúng ta bỏ qua sự mất mát to lớn của nguồn đa dạng sinh học,… Điều này đã và đang tiếp tục làm cho hình ảnh của ngành gỗ chúng ta trở nên xấu xí trong mắt nhiều người dân”.

    “Chúng ta có một phần trách nhiệm tạo ra hình ảnh này. Do vậy chúng ta có trách nhiệm phải thay đổi hình ảnh này. Các doanh nghiệp trong ngành cần đồng lòng hỗ trợ xây dựng một ngành gỗ có trách nhiệm, một ngành lâm nghiệp bền vững”, người đứng đầu VIFOREST nói.

    Việc ký Cam kết phát triển ngành gỗ Việt Nam bền vững và có trách nhiệm là thể hiện trách nhiệm của các hiệp hội và những doanh nghiệp hoạt động trong ngành này.

    Các Hiệp hội gỗ và chi Hội ký cam kết phát triển ngành gỗ Việt Nam bền vững và có trách nhiệm 

    Các cam kết thể hiện trách nhiệm của ngành với sự phát triển của ngành và với cộng đồng bao gồm tuân thủ nghiêm pháp luật của nhà nước để đảm bảo toàn bộ các hoạt động trong các khâu nhập khẩu, xuất khẩu, khai thác, vận chuyển, mua bán, chế biến gỗ là hợp pháp.

    Các Hiệp hội ủng hộ Chính phủ trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát nguồn gỗ nhập khẩu, đặc biệt là gỗ nhiệt đới từ các nước lân cận và từ châu Phi, được nhập khẩu vào Việt Nam từ các khu vực địa lý rủi ro và loài rủi ro.

    Tất cả các thành viên của các Hiệp hội và hội này được yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt về Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS) của Chính phủ để đảm bảo toàn bộ các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, khai thác, vận chuyển, mua bán, chế biến gỗ được thực thi hợp pháp.

    Các thành viên tuyệt đối không sử dụng gỗ nhiệt đới, đặc biệt từ nguồn châu Phi, Lào và Campuchia để làm các sản phẩm xuất khẩu. Các Hiệp hội kêu gọi các doanh nghiệp thành viên sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng, và gỗ nhập khẩu từ vùng địa lý tích cực và loài không rủi ro.

    Việc thúc đẩy phát triển thị trường nội địa theo hướng sử dụng gỗ có trách nhiệm, minh bạch thông tin chuỗi cung, chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào là gỗ nhiệt đới nhập khẩu sang gỗ rừng trồng cũng được các hiệp hội va hội đưa vào cam kết này.

    Đáng chú, các hiệp hội và hội cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ các hành vi gian lận thương mại và đầu tư trong ngành.

    Nguyên liệu gỗ sản xuất, xuất khẩu đều hợp pháp

    Ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam đã trở thành một ngành quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn về khía cạnh xã hội và môi trường từ nhiều năm qua. Dù bị ảnh hưởng Covid-19 nhưng dự kiến kim ngạch xuất khẩu của ngành khi kết thúc năm 2020 vẫn đạt mục tiêu đề ra là 12,5 tỉ đô la Mỹ.

    Tuy nhiên, cách nhìn chung của cộng đồng về ngành chưa tương hợp, khi cho rằng sự phát triển của ngành gắn liền với suy giảm trữ lượng rừng, gây nhiều hệ lụy về môi trường lẫn xã hội, là nguyên nhân chủ yếu của những biến cố thiên tai, lũ lụt nặng nề vừa qua.

    Trên thực tế, cách hiểu này theo lãnh đạo VIFOREST là không còn đúng. Nhiều năm nay, ngành gỗ Việt Nam đã sử dụng gỗ nguyên liệu được khai thác từ rừng trồng để đưa vào sản xuất, chế biến xuất khẩu, phù hợp với nhu cầu và xu hướng tại các thị trường xuất khẩu chính Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,….

    Theo ông Lập, hầu hết các thị trường này có quy định ngặt nghèo về nguồn gốc gỗ, tính hợp pháp của gỗ. Người tiêu dùng tại các thị trường này không chấp nhận các sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, đặc biệt là các loài gỗ nhiệt đới, gỗ quý.

    Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam cũng sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Mỹ, châu Âu, Úc, Canada, NewZeland… Đây hầu hết là các nước có nền lâm nghiệp phát triển, rừng được trồng, quản lý và khai thác bền vững.

    Những cam kết nói trên theo đại diện các hiệp hội cũng là nhằm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật của Việt Nam, của các quốc gia cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam và của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm gỗ từ Việt Nam.

    Điều này cũng nhằm thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký liên quan đến phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm Công ước về Buôn bán quốc tế đối với các loài nguy cấp (CITES) và Hiệp định Đối tác Tự nguyện VPA/FLEGT.

    Cam kết của các hiệp hội này cũng nhằm thể hiện trách nhiệm xã hội, môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh; giảm thiểu và loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng và nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

    Thành lập Qũy “Việt Nam xanh”

    Để triển khai các hoạt động trong cam kết trên, các hiệp hội hình thành Qũy “Việt Nam Xanh” với sứ mệnh thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về ngành gỗ thông qua các hoạt động cụ thể mà Quỹ tài trợ.

    Đồng thời sự vận hành của Quỹ trong tương lai cũng thể hiện trách nhiệm và cam kết của cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, hoạt động sản xuất và thương mại hợp pháp, bền vững về mặt lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội. Nguồn kinh phí của Qũy Việt Nam xanh được vận động từ đóng góp của trực tiếp các doanh nghiệp trong ngành gỗ, và từ các nguồn tại trợ khác.

    Các mảng hoạt động ưu tiên của Quỹ bao gồm các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng nguồn tài nguyên sinh học. Thông qua đó, Qũy sẽ hỗ trợ các hoạt động phát triển sinh kế cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia bảo vệ rừng.

    Qũy Việt Nam xanh sẽ thúc đẩy các kết nối giữa các hộ sản xuất đồ gỗ tại các làng nghề gỗ và các doanh nghiệp trong ngành, mở rộng thị trường, thúc đẩy việc chuyển đổi các loại gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ quý nhập khẩu sang các loại gỗ rừng trồng, sản phẩm gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu từ các nguồn rủi ro thấp.

    Theo Lê Hoàng – TBKTSG Online