Ngành gỗ chắt chiu từng đơn hàng đạt mục tiêu xuất khẩu 17 tỷ USD
Chiều ngày 9/8, tại Bình Dương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Giao ban ngành chế biến gỗ, xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023” nhằm bàn giải pháp gỡ khó cho ngành gỗ Việt Nam.
Đối diện với rất nhiều khó khăn
Được mệnh danh là “thủ phủ” ngành chế biến gỗ Việt Nam với doanh số xuất khẩu đạt 40 – 45% doanh số cả nước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn đóng một vị trí quan trọng vào sự phát triển chung trong bức tranh công nghiệp của Bình Dương.
Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Bình Dương ước đạt 2,7 tỷ USD; giảm 5,3% so cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã giảm quy mô sản xuất, giảm lao động.
Ông Nguyễn Liêm – Chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương – cho rằng, năm nay, Bình Dương đang lo ngại về doanh số xuất khẩu giảm khi thị trường xuất khẩu ảm đạm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng.
“Ngành gỗ tỉnh Bình Dương vận dụng các cơ hội xúc tiến thương mại, giao thương bằng cách tổ chức các hội chợ trong nước, tham gia các hội chợ nước ngoài. Tận dụng những thị trường mà lâu nay ngành gỗ bỏ trống như thị trường Trung Đông. Từ đó sẽ có những đơn hàng, tuy không lớn nhưng đủ để các doanh nghiệp chống chịu trong thời gian này”, ông Nguyễn Liêm nhấn mạnh.
Không chỉ khó khăn trong việc thiếu, vắng đơn hàng, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – nhận định, ngành gỗ còn đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, đến nay kết quả hoàn thuế bị chậm của các doanh nghiệp ngành gỗ vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Hiện việc khai thác, buôn bán, vận chuyển gỗ trong nước được thực hiện theo Thông tư 26/TT-BNNPTNT, tuy nhiên tới thời điểm này khi các doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu xác minh nguồn gốc gỗ theo quy định vẫn gặp khó khăn, khi chỉ xác minh được bảng kê của sản phẩm chứ không xác minh tới người trồng rừng, gây khó khăn trong quá trình xin CO khi xuất khẩu.
Một số tỉnh/thành áp dụng xác minh bảng kê lâm sản qua cổng dịch vụ công quốc gia, điều này không khả thi khi người trồng rừng ở các vùng sâu xa, không thể cập nhật các công nghệ,…
Chủ trương của chính phủ là giảm lãi suất cho doanh nghiệp và giao cho ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tuy nhiên cho tới nay các ngân hàng thương mại chưa thực hiện đầy đủ chủ trương này.
Các doanh nghiệp chưa nhận được thông báo giảm lãi cho các khoản vay cũ, chủ yếu chỉ áp dụng cho các khoản vay mới. “Về hạn mức tín dụng, tùy uy tín và đơn hàng của doanh nghiệp mà ngân hàng có hạn mức tín dụng khác nhau, tuy nhiên ngân hàng chỉ áp dụng cho vay khi có đơn hàng và đánh giá rủi ro đối với đơn hàng này”, ông Đỗ Xuân Lập chia sẻ.
Bên cạnh những khó khăn khách quan và chủ quan, ông Đỗ Xuân Lập cho hay, hiện đã có tín hiệu phục hồi kinh tế ở các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam như tại thị trường Mỹ. Hướng đi của doanh nghiệp ngành gỗ để phát triển bền vững, yếu tố về thị trường đang là sự quan tâm của ngành gỗ lúc này.
Để nắm bắt cơ hội thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành gỗ, ông Đỗ Xuân Lập cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tổ chức đàm phán để thống nhất quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp của các thị trường nhập khẩu. Đây là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển gỗ rừng trồng bền vững. Đồng thời, cần thí điểm mô hình phát triển doanh nghiệp theo hướng kinh tế xanh, trong đó hướng tới cam kết netzero trong ngành gỗ.
Liên quan đến hoạt động mở cửa thị trường, ông Đỗ Xuân Lập đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành chỉ đạo các cơ quan ngoại giao tại nước ngoài tăng cường hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trong việc quảng bá, giới thiệu thông tin về những nỗ lực của Việt Nam trong việc cam kết, thực hiện chính sách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trong sử dụng nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Quảng bá giới thiệu, tiếp thị những sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đến các thị trường, trong đó chú trọng đối với các thị trường tiềm năng mà người tiêu dung còn thiếu thông tin về sản phẩm gỗ của Việt Nam, thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo quốc tế.
Tổ chức hướng dẫn, kết nối để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước được tham gia các hiệp hội ngành hàng ở những quốc gia nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam,…
Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoàn thuế giá trị gia tăng và trong việc xác minh, truy xuất nguồn gỗ rừng trồng trong nước.
Ngành gỗ chắt chiu từng đơn hàng đạt mục tiêu xuất khẩu 17 tỷ USD
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Trị – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 7 tháng đầu năm 2023, do ảnh hưởng của xung đột thế giới, lạm phát toàn cầu tăng cao, các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam tiếp tục thắt chặt. Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ đạt 7,8 tỷ USD; giảm 25,5% so với cùng kỳ; và chỉ mới đạt 46% kế hoạch năm.
Hiện toàn ngành đang thực hiện nhiều giải pháp như thay đổi mẫu mã, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ,.. nhằm biến những bất lợi thành cơ hội, những nguy cơ thành thời cơ.
Trước các kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đề nghị Cục Lâm nghiệp nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ về đổi mới công nghệ, thuế và tín dụng cho các làng nghề dùng sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các thị trường rủi ro; chính sách mua sắm công, ưu tiên sử dụng sản phẩm đồ gỗ nội thất được chế biến từ gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, gỗ hợp pháp; hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ nguyên liệu.
Đẩy mạnh công tác phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản. Cụ thể, phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) để có giải pháp kịp thời nhằm hạn chế những ảnh hưởng của các vụ kiện thương mại; với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành gỗ về hoàn thuế giá trị gia tăng, tài chính và tín dụng…
“Các hiệp hội, doanh nghiệp ngành gỗ nghiên cứu phối hợp xây dựng các cửa hàng tại các nước xuất khẩu, chắt chiu từng đơn hàng nhỏ, từng mặt hàng sẵn có… nỗ lực vượt qua khó khăn, cùng với hiệp hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 17 tỷ USD”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) giá trị xuất khẩu lâm sản 7 tháng năm 2023 ước đạt 7,78 tỷ USD, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 7,21 tỷ USD, giảm 26,2%; lâm sản ngoài gỗ 580 triệu USD, giảm 15,4 %. Thị trường xuất khẩu chính gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu chính của lâm sản sản Việt Nam.
Tin khác
Tin tức - Sự kiện
Ngành gỗ chắt chiu từng đơn hàng đạt mục tiêu xuất khẩu 17 tỷ USD
Chiều ngày 9/8, tại Bình Dương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Giao ban ngành chế biến gỗ, xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023” nhằm bàn giải pháp gỡ khó cho ngành gỗ Việt Nam.
Đối diện với rất nhiều khó khăn
Được mệnh danh là “thủ phủ” ngành chế biến gỗ Việt Nam với doanh số xuất khẩu đạt 40 – 45% doanh số cả nước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn đóng một vị trí quan trọng vào sự phát triển chung trong bức tranh công nghiệp của Bình Dương.
Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Bình Dương ước đạt 2,7 tỷ USD; giảm 5,3% so cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã giảm quy mô sản xuất, giảm lao động.
Ông Nguyễn Liêm – Chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương – cho rằng, năm nay, Bình Dương đang lo ngại về doanh số xuất khẩu giảm khi thị trường xuất khẩu ảm đạm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng.
“Ngành gỗ tỉnh Bình Dương vận dụng các cơ hội xúc tiến thương mại, giao thương bằng cách tổ chức các hội chợ trong nước, tham gia các hội chợ nước ngoài. Tận dụng những thị trường mà lâu nay ngành gỗ bỏ trống như thị trường Trung Đông. Từ đó sẽ có những đơn hàng, tuy không lớn nhưng đủ để các doanh nghiệp chống chịu trong thời gian này”, ông Nguyễn Liêm nhấn mạnh.
Không chỉ khó khăn trong việc thiếu, vắng đơn hàng, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – nhận định, ngành gỗ còn đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, đến nay kết quả hoàn thuế bị chậm của các doanh nghiệp ngành gỗ vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Hiện việc khai thác, buôn bán, vận chuyển gỗ trong nước được thực hiện theo Thông tư 26/TT-BNNPTNT, tuy nhiên tới thời điểm này khi các doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu xác minh nguồn gốc gỗ theo quy định vẫn gặp khó khăn, khi chỉ xác minh được bảng kê của sản phẩm chứ không xác minh tới người trồng rừng, gây khó khăn trong quá trình xin CO khi xuất khẩu.
Một số tỉnh/thành áp dụng xác minh bảng kê lâm sản qua cổng dịch vụ công quốc gia, điều này không khả thi khi người trồng rừng ở các vùng sâu xa, không thể cập nhật các công nghệ,…
Chủ trương của chính phủ là giảm lãi suất cho doanh nghiệp và giao cho ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tuy nhiên cho tới nay các ngân hàng thương mại chưa thực hiện đầy đủ chủ trương này.
Các doanh nghiệp chưa nhận được thông báo giảm lãi cho các khoản vay cũ, chủ yếu chỉ áp dụng cho các khoản vay mới. “Về hạn mức tín dụng, tùy uy tín và đơn hàng của doanh nghiệp mà ngân hàng có hạn mức tín dụng khác nhau, tuy nhiên ngân hàng chỉ áp dụng cho vay khi có đơn hàng và đánh giá rủi ro đối với đơn hàng này”, ông Đỗ Xuân Lập chia sẻ.
Bên cạnh những khó khăn khách quan và chủ quan, ông Đỗ Xuân Lập cho hay, hiện đã có tín hiệu phục hồi kinh tế ở các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam như tại thị trường Mỹ. Hướng đi của doanh nghiệp ngành gỗ để phát triển bền vững, yếu tố về thị trường đang là sự quan tâm của ngành gỗ lúc này.
Để nắm bắt cơ hội thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành gỗ, ông Đỗ Xuân Lập cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tổ chức đàm phán để thống nhất quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp của các thị trường nhập khẩu. Đây là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển gỗ rừng trồng bền vững. Đồng thời, cần thí điểm mô hình phát triển doanh nghiệp theo hướng kinh tế xanh, trong đó hướng tới cam kết netzero trong ngành gỗ.
Liên quan đến hoạt động mở cửa thị trường, ông Đỗ Xuân Lập đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành chỉ đạo các cơ quan ngoại giao tại nước ngoài tăng cường hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trong việc quảng bá, giới thiệu thông tin về những nỗ lực của Việt Nam trong việc cam kết, thực hiện chính sách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trong sử dụng nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Quảng bá giới thiệu, tiếp thị những sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đến các thị trường, trong đó chú trọng đối với các thị trường tiềm năng mà người tiêu dung còn thiếu thông tin về sản phẩm gỗ của Việt Nam, thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo quốc tế.
Tổ chức hướng dẫn, kết nối để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước được tham gia các hiệp hội ngành hàng ở những quốc gia nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam,…
Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoàn thuế giá trị gia tăng và trong việc xác minh, truy xuất nguồn gỗ rừng trồng trong nước.
Ngành gỗ chắt chiu từng đơn hàng đạt mục tiêu xuất khẩu 17 tỷ USD
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Trị – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 7 tháng đầu năm 2023, do ảnh hưởng của xung đột thế giới, lạm phát toàn cầu tăng cao, các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam tiếp tục thắt chặt. Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ đạt 7,8 tỷ USD; giảm 25,5% so với cùng kỳ; và chỉ mới đạt 46% kế hoạch năm.
Hiện toàn ngành đang thực hiện nhiều giải pháp như thay đổi mẫu mã, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ,.. nhằm biến những bất lợi thành cơ hội, những nguy cơ thành thời cơ.
Trước các kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đề nghị Cục Lâm nghiệp nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ về đổi mới công nghệ, thuế và tín dụng cho các làng nghề dùng sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các thị trường rủi ro; chính sách mua sắm công, ưu tiên sử dụng sản phẩm đồ gỗ nội thất được chế biến từ gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, gỗ hợp pháp; hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ nguyên liệu.
Đẩy mạnh công tác phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản. Cụ thể, phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) để có giải pháp kịp thời nhằm hạn chế những ảnh hưởng của các vụ kiện thương mại; với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành gỗ về hoàn thuế giá trị gia tăng, tài chính và tín dụng…
“Các hiệp hội, doanh nghiệp ngành gỗ nghiên cứu phối hợp xây dựng các cửa hàng tại các nước xuất khẩu, chắt chiu từng đơn hàng nhỏ, từng mặt hàng sẵn có… nỗ lực vượt qua khó khăn, cùng với hiệp hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 17 tỷ USD”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) giá trị xuất khẩu lâm sản 7 tháng năm 2023 ước đạt 7,78 tỷ USD, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 7,21 tỷ USD, giảm 26,2%; lâm sản ngoài gỗ 580 triệu USD, giảm 15,4 %. Thị trường xuất khẩu chính gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu chính của lâm sản sản Việt Nam.
Tin khác