Xuất nhập khẩu ngành gỗ: Vẫn oằn vai vì cước vận tải biển tăng ca
01/04/2021 20:09
Trong xu hướng dịch chuyển đầu tư trên thế giới năm 2021, có sự dịch chuyển trụ sở sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn lớn, Việt Nam được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá là điểm đến hấp dẫn vì sự ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, vị trí dịa lý, nhân lực và quan trọng nhất là Việt Nam có thể giữ được tốc độ tăng trưởng dương trong năm 2020, bất chấp ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, đã khiến cho Việt Nam trở thành điểm đến sáng giá cho quá trình chuyển dịch chuỗi giá trị ở châu Á.
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng làn sóng đầu tư FDI thứ 4. Ngoài yếu tố né thuế xuất khẩu do tác động bởi xung đột thương mại Mỹ – Trung, Covid-19 khiến các quốc gia, tập đoàn quốc tế muốn nhanh chóng đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư nhằm tránh phụ thuộc chuỗi cung ứng từ một thị trường lớn là Trung Quốc. Một số quốc gia phát triển khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… đều đã ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ các công ty mở rộng đầu tư hoặc chuyển đầu tư sang nước thứ 3 với mục đích đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Các chuyên gia gọi đó là làn sóng FDI thứ 4, với nhiều cơ hội nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong xu thế chung của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021, ngành gỗ, cũng với đặc điểm là ngành có tốc độ tăng trưởng bền vững và ổn định suốt thời gian qua, cùng với khả năng sáng tạo và khám phá thị trường khi dịch Covid-19 hoành hành, đã cho thấy khả năng phát triển và cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài rất lớn. Trong năm 2020, dù quy mô vốn trung bình của các dự án FDI trong lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu không cao, với tổng vốn đăng ký là 5,62 tỉ USD (826 dự án), chiếm gần 1,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước và chiếm 2,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, (riêng 5 đối tác là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông đã chiếm 68,4% số dự án và 56,8% tổng vốn đầu tư vào ngành này), nhưng có tới 45 tỉnh thành phố nhận được các dự án đầu tư, điều đó cho thấy, ngành gỗ có thể hi vọng thu hút được nguồn vốn FDI lớn hơn trong năm nay.
Việc những dự án đầu tư lớn vào ngành gỗ đã và đang tiếp tục được cấp phép tại Việt Nam là kết quả bước đầu nỗ lực thu hút FDI trước làn sóng dịch chuyển đầu tư từ năm trước, nó nằm trong kế hoạch tận dụng các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) mà Việt Nam tham gia ký kết và có hiệu lực. Nhưng ngành gỗ cần chuẩn bị những gì để đón làn sóng đầu tư mới trong mạch đập của nền kinh tế Việt Nam và tránh được những rủi ro có thể ảnh hưởng tới thương hiệu và nền sản xuất của toàn ngành?
Theo ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, ngành gỗ cần có các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo được giá trị gia tăng và phải có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao, thân thiện, an toàn với môi trường, ứng dụng và hỗ trợ chuyển giao công nghệ, sử dụng ít năng lượng, những dự án sản xuất tại các mắt xích có giá trị cao trong chuỗi cung ứng. Thứ hai, khuyến khích liên doanh với doanh nghiệp trong nước. Xây dựng thành chuỗi giá trị để giúp doanh nghiệp trong nước cùng phát triển. Đến nay, các liên kết trong chuỗi giá trị của ngành gỗ bao gồm các khâu từ trồng rừng đến khai thác, chế biến, thương mại và xuất khẩu, hoặc liên kết giữa các cá nhân/doanh nghiệp trong cùng một khâu còn rất hạn chế.
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hiện đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu (dù số lượng chỉ chiếm chưa tới 20% số doanh nghiệp nhưng giá trị xuất khẩu chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu hàng năm của ngành), tuy nhiên liên kết giữa các khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp nội địa còn yếu. Bên cạnh đó, ngành gỗ nói chung, các địa phương và các doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn nhân lực, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng có sẵn để nhà đầu tư được cấp phép là xây nhà máy ngay lập tức. Cùng lúc, loại trừ hoàn toàn những nguồn vốn đầu tư núp bóng, gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa để lợi dụng thuế nhập khẩu thấp hơn từ Việt Nam so với một số thị trường khác sang Mỹ, cũng như gây ảnh hưởng tới uy tín của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới.
Đánh giá được tầm quan trọng của các dự án đầu tư nước ngoài nói chung và dự án trong ngành chế biến gỗ, lâm sản nói riêng, Chính phủ đã và đang ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, cũng như đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 50/NQ-TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến hết 2030 thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Thúc đẩy nhanh việc xây dựng ba khu lâm nghiệp công nghệ cao theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 131/VPCP-QHQT ngày 07/01/2020 của Văn phòng Chính phủ. Đây là 3 dự án động lực giải quyết được tồn tại lớn về sản xuất tập trung, sản xuất quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi, đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của chế biến gỗ và lâm sản.
Xây dựng cơ chế chính sách nhằm tạo kết nối giữa các doanh nghiệp ĐTNN và các doanh nghiệp nội địa và các bên liên quan khác trong chuỗi cung, giảm sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa nắm bắt cơ hội phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu. Bên cạnh đó, khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kết hợp với các hộ trồng rừng nhằm tạo nguồn cung gỗ đầu vào cho doanh nghiệp. Ưu tiên rà soát các dự án đầu tư mới, có quy mô nhỏ, nhất là các dự án đầu tư mới có vốn đăng ký nhỏ hình thành trong năm 2019 trong lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, có biện pháp ngăn chặn nguồn nguyên liệu gỗ nhập lậu vào Việt Nam. Thẩm định và xem xét kỹ các dự án đầu tư nước ngoài có dấu hiệu gian lận xuất xứ, lợi dụng Việt Nam làm điểm trung chuyển hàng hóa để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và lẩn tránh thuế, gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tin khác
Tin tức - Sự kiện
Xuất nhập khẩu ngành gỗ: Vẫn oằn vai vì cước vận tải biển tăng ca
01/04/2021 20:09
Trong xu hướng dịch chuyển đầu tư trên thế giới năm 2021, có sự dịch chuyển trụ sở sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn lớn, Việt Nam được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá là điểm đến hấp dẫn vì sự ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, vị trí dịa lý, nhân lực và quan trọng nhất là Việt Nam có thể giữ được tốc độ tăng trưởng dương trong năm 2020, bất chấp ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, đã khiến cho Việt Nam trở thành điểm đến sáng giá cho quá trình chuyển dịch chuỗi giá trị ở châu Á.
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng làn sóng đầu tư FDI thứ 4. Ngoài yếu tố né thuế xuất khẩu do tác động bởi xung đột thương mại Mỹ – Trung, Covid-19 khiến các quốc gia, tập đoàn quốc tế muốn nhanh chóng đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư nhằm tránh phụ thuộc chuỗi cung ứng từ một thị trường lớn là Trung Quốc. Một số quốc gia phát triển khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… đều đã ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ các công ty mở rộng đầu tư hoặc chuyển đầu tư sang nước thứ 3 với mục đích đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Các chuyên gia gọi đó là làn sóng FDI thứ 4, với nhiều cơ hội nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong xu thế chung của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021, ngành gỗ, cũng với đặc điểm là ngành có tốc độ tăng trưởng bền vững và ổn định suốt thời gian qua, cùng với khả năng sáng tạo và khám phá thị trường khi dịch Covid-19 hoành hành, đã cho thấy khả năng phát triển và cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài rất lớn. Trong năm 2020, dù quy mô vốn trung bình của các dự án FDI trong lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu không cao, với tổng vốn đăng ký là 5,62 tỉ USD (826 dự án), chiếm gần 1,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước và chiếm 2,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, (riêng 5 đối tác là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông đã chiếm 68,4% số dự án và 56,8% tổng vốn đầu tư vào ngành này), nhưng có tới 45 tỉnh thành phố nhận được các dự án đầu tư, điều đó cho thấy, ngành gỗ có thể hi vọng thu hút được nguồn vốn FDI lớn hơn trong năm nay.
Việc những dự án đầu tư lớn vào ngành gỗ đã và đang tiếp tục được cấp phép tại Việt Nam là kết quả bước đầu nỗ lực thu hút FDI trước làn sóng dịch chuyển đầu tư từ năm trước, nó nằm trong kế hoạch tận dụng các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) mà Việt Nam tham gia ký kết và có hiệu lực. Nhưng ngành gỗ cần chuẩn bị những gì để đón làn sóng đầu tư mới trong mạch đập của nền kinh tế Việt Nam và tránh được những rủi ro có thể ảnh hưởng tới thương hiệu và nền sản xuất của toàn ngành?
Theo ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, ngành gỗ cần có các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo được giá trị gia tăng và phải có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao, thân thiện, an toàn với môi trường, ứng dụng và hỗ trợ chuyển giao công nghệ, sử dụng ít năng lượng, những dự án sản xuất tại các mắt xích có giá trị cao trong chuỗi cung ứng. Thứ hai, khuyến khích liên doanh với doanh nghiệp trong nước. Xây dựng thành chuỗi giá trị để giúp doanh nghiệp trong nước cùng phát triển. Đến nay, các liên kết trong chuỗi giá trị của ngành gỗ bao gồm các khâu từ trồng rừng đến khai thác, chế biến, thương mại và xuất khẩu, hoặc liên kết giữa các cá nhân/doanh nghiệp trong cùng một khâu còn rất hạn chế.
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hiện đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu (dù số lượng chỉ chiếm chưa tới 20% số doanh nghiệp nhưng giá trị xuất khẩu chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu hàng năm của ngành), tuy nhiên liên kết giữa các khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp nội địa còn yếu. Bên cạnh đó, ngành gỗ nói chung, các địa phương và các doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn nhân lực, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng có sẵn để nhà đầu tư được cấp phép là xây nhà máy ngay lập tức. Cùng lúc, loại trừ hoàn toàn những nguồn vốn đầu tư núp bóng, gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa để lợi dụng thuế nhập khẩu thấp hơn từ Việt Nam so với một số thị trường khác sang Mỹ, cũng như gây ảnh hưởng tới uy tín của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới.
Đánh giá được tầm quan trọng của các dự án đầu tư nước ngoài nói chung và dự án trong ngành chế biến gỗ, lâm sản nói riêng, Chính phủ đã và đang ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, cũng như đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 50/NQ-TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến hết 2030 thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Thúc đẩy nhanh việc xây dựng ba khu lâm nghiệp công nghệ cao theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 131/VPCP-QHQT ngày 07/01/2020 của Văn phòng Chính phủ. Đây là 3 dự án động lực giải quyết được tồn tại lớn về sản xuất tập trung, sản xuất quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi, đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của chế biến gỗ và lâm sản.
Xây dựng cơ chế chính sách nhằm tạo kết nối giữa các doanh nghiệp ĐTNN và các doanh nghiệp nội địa và các bên liên quan khác trong chuỗi cung, giảm sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa nắm bắt cơ hội phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu. Bên cạnh đó, khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kết hợp với các hộ trồng rừng nhằm tạo nguồn cung gỗ đầu vào cho doanh nghiệp. Ưu tiên rà soát các dự án đầu tư mới, có quy mô nhỏ, nhất là các dự án đầu tư mới có vốn đăng ký nhỏ hình thành trong năm 2019 trong lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, có biện pháp ngăn chặn nguồn nguyên liệu gỗ nhập lậu vào Việt Nam. Thẩm định và xem xét kỹ các dự án đầu tư nước ngoài có dấu hiệu gian lận xuất xứ, lợi dụng Việt Nam làm điểm trung chuyển hàng hóa để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và lẩn tránh thuế, gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tin khác